• Kế toán
  • Có bắt buộc chuyển đổi sử dụng chứng từ khấu trừ thuế TNCN điện tử theo Nghị định 123

Nhật Thành xin được gửi tới quý bạn đọc những nội dung tổng hợp về việc chuyển đổi Chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân (TNCN) tự in hoặc giấy sang Chứng từ khấu trừ thuế TNCN điện tử theo quy định tại Nghị định 123/2020/NĐ-CP, Thông tư số 78/TT-BTC…

phần mềm in chứng từ khấu trừ thuế điện tử


--- CÁC NỘI DUNG CHÍNH PHẦN MỀM IN CHỨNG TỪ ĐIỆN TỬ --
1. Có bắt buộc dùng phần mềm chứng từ điện tử ?
2. Một số quy định chứng từ khấu trừ thuế TNCN điện tử mới nhất theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP
3. Xử lý thế nào với chứng từ giấy / chứng từ tự in từ máy tính còn tồn ?
4. Đăng ký chứng từ điện tử mới bắt đầu từ đâu ?
---------------------------------------


1. Có bắt buộc chuyển đổi sử dụng chứng từ khấu trừ thuế TNCN điện tử theo Nghị định 123, Thông tư 78 từ ngày 01/07/2022

Công ty Phần Mềm Nhật Thành xin được gửi tới quý quý khách những nội dung tổng hợp về việc chuyển đổi từ Chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân TNCN tự in hoặc chứng từ thuế TNCN giấy sang Chứng từ khấu trừ thuế TNCN điện tử theo quy định tại Nghị định 123/2020/NĐ-CP, Thông tư số 78/TT-BTC

Bắt đầu từ tháng 7 ( từ ngày 01/07/2022) các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân chính thức ngừng việc sử dụng chứng từ khấu trừ giấy do cơ quan Thuế cấp và chứng từ tự in theo quy định tại Thông tư 37chuyển đổi sang sử dụng chứng từ khấu trừ thuế TNCN điện tử theo Nghị định 123, Thông tư 78.

Vậy bắt buột viết phần mềm in chứng từ điện tử

2. Một số quy định về chứng từ khấu trừ thuế TNCN điện tử mới nhất theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP

1.1 Định dạng chứng từ điện tử khấu trừ thuế TNCN
Tại Khoản 2 và 3, Điều 33 Nghị định số 123 ngày 19/10/2022 của Chính Phủ có quy định rõ về định dạng chứng từ điện tử khấu trừ thuế thu nhập cá nhân như sau:

Điều 33. Định dạng chứng từ điện tử…
1.2. Định dạng chứng từ điện tử khấu trừ thuế thu nhập cá nhân:
Tổ chức khấu trừ thuế thu nhập cá nhân khi sử dụng chứng từ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 30 Nghị định này theo hình thức điện tử tự xây dựng hệ thống phần mềm để sử dụng chứng từ điện tử đảm bảo các nội dung bắt buộc theo quy định tại khoản 1 Điều 32 Nghị định này.

1.3. Chứng từ điện tử, biên lai điện tử phải được hiển thị đầy đủ, chính xác các nội dung của chứng từ đảm bảo không dẫn tới cách hiểu sai lệch để người sử dụng có thể đọc được bằng phương tiện điện tử” (phương tiện điện tử gồm các loại như máy tính, điện thoại ...)

1.4 Về các nội dung bắt buộc cần có trên chứng từ khấu trừ thuế TNCN điện tử

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 32 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, trên chứng từ thuế TNCN điện tử cần có những nội dung bắt buộc sau:

“Điều 32. Nội dung chứng từ

    Chứng từ khấu trừ thuế có các nội dung sau:
    a) Tên chứng từ khấu trừ thuế, ký hiệu mẫu chứng từ khấu trừ thuế, ký hiệu chứng từ khấu trừ thuế, số thứ tự chứng từ khấu trừ thuế;
    b) Tên, địa chỉ, mã số thuế của người nộp;
    c) Tên, địa chỉ, mã số thuế của người nộp thuế (nếu người nộp thuế có mã số thuế);
    d) Quốc tịch (nếu người nộp thuế không thuộc quốc tịch Việt Nam);

đ) Khoản thu nhập, thời điểm trả thu nhập, tổng thu nhập chịu thuế, số thuế đã khấu trừ; số thu nhập còn được nhận;

    e) Ngày, tháng, năm lập chứng từ khấu trừ thuế;
    g) Họ tên, chữ ký của người trả thu nhập.”

Trường hợp sử dụng chứng từ khấu trừ thuế điện tử thì chữ ký trên chứng từ điện tử là chữ ký số.”


2. Khi khấu trừ thuế thu nhập cá nhân, khi thu thuế, phí, lệ phí, tổ chức khấu trừ thuế, tổ chức thu phí, lệ phí, tổ chức thu thuế phải lập chứng từ khấu trừ thuế, biên lai thu thuế, phí, lệ phí giao cho người có thu nhập bị khấu trừ thuế, người nộp thuế, nộp phí, lệ phí và phải ghi đầy đủ các nội dung theo quy định tại Điều 32 Nghị định này. Trường hợp sử dụng biên lai điện tử thì phải theo định dạng chuẩn dữ liệu của cơ quan thuế. Trường hợp cá nhân ủy quyền quyết toán thuế thì không cấp chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân.

Đối với cá nhân không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động dưới 03 tháng thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập được lựa chọn cấp chứng từ khấu trừ thuế cho mỗi lần khấu trừ thuế hoặc cấp một chứng từ khấu trừ cho nhiều lần khấu trừ thuế trong một kỳ tính thuế. Đối với cá nhân ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên, tổ chức, cá nhân trả thu nhập chỉ cấp cho cá nhân một chứng từ khấu trừ thuế trong một kỳ tính thuế.”
1.7 Về việc bảo quản, lưu trữ hóa đơn, chứng từ điện tử

Tại Điều 6 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định nội dung về việc bảo quản, lưu trữ hóa đơn điện tử như sau:

“Điều 6. Bảo quản, lưu trữ hóa đơn, chứng từ

    Hóa đơn, chứng từ được bảo quản, lưu trữ đảm bảo:
    a) Tính an toàn, bảo mật, toàn vẹn, đầy đủ, không bị thay đổi, sai lệch trong suốt thời gian lưu trữ;
    b) Lưu trữ đúng và đủ thời hạn theo quy định của pháp luật kế toán.
    Hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử được bảo quản, lưu trữ bằng phương tiện điện tử. Cơ quan, tổ chức, cá nhân được quyền lựa chọn và áp dụng hình thức bảo quản, lưu trữ hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử phù hợp với đặc thù hoạt động và khả năng ứng dụng công nghệ. Hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử phải sẵn sàng in được ra giấy hoặc tra cứu được khi có yêu cầu.
    Hóa đơn do cơ quan thuế đặt in, chứng từ đặt in, tự in phải bảo quản, lưu trữ đúng với yêu cầu sau:
    a) Hóa đơn, chứng từ chưa lập được lưu trữ, bảo quản trong kho theo chế độ lưu trữ bảo quản chứng từ có giá.
    b) Hóa đơn, chứng từ đã lập trong các đơn vị kế toán được lưu trữ theo quy định lưu trữ, bảo quản chứng từ kế toán.
    c) Hóa đơn, chứng từ đã lập trong các tổ chức, hộ, cá nhân không phải là đơn vị kế toán được lưu trữ và bảo quản như tài sản riêng của tổ chức, hộ, cá nhân đó.”

 

2 – Công văn của cục Thuế về việc sử dụng chứng từ điện tử khấu trừ thuế TNCN theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP

công văn thuế về phần mềm chứng từ điện từ


 

 

3. Xử lý như thế nào với các chứng từ khấu trừ thuế TNCN (giấy) đặt in, tự in còn tồn?
    DN không được sử dụng chứng từ khấu trừ thuế TNCN đặt in, tự in còn tồn kể từ ngày 01/07/2022.
--------------------
Đối với chứng từ khấu trừ thuế TNCN giấy mua từ CQT còn tồn
Bước 1: Thông báo hủy chứng từ giấy còn tồn

    Cách 1: Lập công văn hủy chứng từ giấy đang sử dụng và nộp trực tiếp tại CQT quản lý.

→ Tải mẫu công văn: Tại đây

    Cách 2: Gạch chéo hủy bỏ chứng từ giấy chưa sử dụng, lưu trữ tại quyển và kê vào cột “Xóa bỏ” trong kỳ báo cáo tình hình sử dụng chứng từ khấu trừ thuế TNCN quý II/2022 theo bảng kê thanh toán biên lai (mẫu CTT25/AC) gửi đến CQT quản lý trực tiếp chậm nhất là ngày 30/07/2022.
→ Tải mẫu CTT25/AC
---------------------------
Đối với chứng từ khấu trừ thuế TNCN tự in theo Thông tư 37/2010/TT-BTC
Bước 1: Ngừng sử dụng chứng từ theo mẫu 37/2010/TT-BTC trên phần mềm đang sử dụng.
Bước 2: Báo cáo tình hình sử dụng chứng từ khấu trừ trong quý II/2022 theo mẫu (hạn nộp cuối là 30/07/2022).

--- ĐĂNG KÝ CHỨNG TỪ ĐIỆN TỬ


    Lập hồ sơ đăng ký sử dụng chứng từ khấu trừ thuế TNCN điện tử theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP gửi Cơ quan thuế.
    Sử dụng phần mềm có giải pháp kỹ thuật đáp ứng chứng từ khấu trừ thông tư 78 lập và nộp theo mẫu mới.


4. Đăng ký sử dụng chứng từ điện tử bắt đầu từ đâu?

Chuẩn bị:
1. MẪU SỐ 02/PH-BLG - tải về
2. Mẫu chứng từ điện tử  
 

mẫu chứng từ điện tử mới nhất
 

Cảm ơn đã xem, đã có 720 lượt xem.
Thông báo:

Kế toán khác
Tag tìm kiếm:

co bat buoc chuyen doi su dung chung tu khau tru thue tncn dien tu theo nghi dinh 123

Thông tin liên hệ

Zalo 0935 999617

Zalo 0972 13 14 19